Thời sự 24h.wapgem.com

giaitri24h.wapgem.com

»º♥∴☆∴♥º«
giaitri24h.wapgem.com


Bạn đang ở :
United States



H01Tuong Ba Chua Xuvi
Nguồn gốc
Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 (có người nói 12 hay hơn nữa) cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ
Có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi vị quan này về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa .

Mieu ba
Chín cô gái đồng trinh rước bà Chúa Xứ núi Sam
Tương truyền xưa ở đỉnh núi Sam thuộc làng Vĩnh Tế (Châu Phú, Châu Đốc cũ) có một tượng đá, hình dáng giống người phụ nữ nằm ngủ. Khi gặp sự chẳng lành dân làng Vĩnh Tế thường đến quỳ bên bức tượng khấn vái. Tượng đá trở thành chỗ dựa tinh thần của người dân. Dần dà, trong tín ngưỡng dân gian đặt cho khối đá ấy là Bà chúa xứ
Từ một lễ hội mang tính dân dã, Vía Bà chúa xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang) trở thành một trong những lễ hội cấp quốc gia kể từ năm 2001. Lễ hội kéo dài gần bốn tháng, từ tháng Giêng cho đến hết tháng Tư âm lịch. Ở mùa vía hàng năm, lễ rước tượng Bà chúa xứ xuống núi phục hiện thu hút cả chục ngàn người tham dự
Khi được vua giao trọng trách vào trấn giữ vùng biên cương phía Tây Nam, ông Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đã chọn làng Vĩnh Tế làm nơi đóng quân, chống giặc ngoại xâm. Ông lập châu quận để tiến hành các việc được vua giao như khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi
Làng Vĩnh Tế xưa còn hoang vắng, nhiều cây rừng và đầy thú dữ. Mỗi lần ông Thoại Ngọc Hầu xuất chinh đi đánh giặc, vì thương chồng, bà Châu Thị Tế hay lên đỉnh núi Sam và đến bên tượng đá ấy khấn nguyện cho chồng thắng trận trở về. Mỗi khi ông Thoại dẫn quân lính, nghĩa trũng đi khai phá đất rừng, xẻ kênh làm thủy lợi cho dân trồng lúa nước thì bà Tế cũng đến tượng đá khấn
Công trình đào vét kênh Vĩnh Tế mất rất nhiều năm và hao tổn nhiều binh lính, thường dân. Cuối cùng, con kênh dẫn nước ngọt dài gần cả trăm cây số cũng hoàn thành, nối liền dòng MeKong đến biển Tây, đi vào lịch sử một thời mang gươm mở cõi ở vùng đất phương Nam
Có một lần thắng trận trở về, bà Tế kể cho ông Thoại nghe chuyện ngày ngày lên tượng đá ở đỉnh núi Sam khấn nguyện. Bà ngỏ ý mong ông cho dời bức tượng ấy xuống núi, lập đền thờ để báo ơn đấng linh thiêng. Xúc cảm trước chân tình của vợ, ông Thoại Ngọc Hầu đã cho dân làng lên núi dời bức tượng đá xuống núi. Tuy nhiên, sau khi khấn vái xin thỉnh để khênh đi, hàng ngàn người dân làng Vĩnh Tế đến nhấc thì không tài nào nhấc nổi bức tượng
Một đêm bà Tế nằm mộng nghe Bà chúa xứ hiện thân từ tượng đá trên đỉnh núi báo rằng phải chọn chín cô gái đồng trinh lên núi khênh thì tượng đá mới chịu đi. Theo lời báo mộng, ngay hôm sau trưởng làng Vĩnh Tế lập đàn cầu khấn, rồi cử chín cô gái đồng trinh đến khênh. Tượng đá được khênh đi, nhưng vừa xuống chân núi thì bỗng trở nặng bất thường. Dân gian xưa kể, Bà chúa xứ muốn chọn nơi đây làm chốn ngự cuối cùng. Vì thế, dân làng đã lập đền thờ Bà tại địa điểm gọi là chùa Bà chúa xứ núi Sam ngày nay
Chính những mẩu chuyện mang tính chất linh thiêng về bà Tế được nhân dân nhiều đời sau truyền tụng. Đến nay, những huyền thoại ấy đã ăn sâu vào tâm linh của hàng vạn người dân không chỉ ở An Giang mà còn ở nhiều địa phương khác nữa. Niềm tin vào sự linh thiêng ở Bà chúa xứ đã khiến cho lễ phục hiện cảnh rước tượng Bà thu hút một lượng người xem đông đến khó tưởng tượng
Ông Đào Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin thị xã Châu Đốc - đơn vị được giao tổ chức lễ phục hiện cảnh rước tượng Bà, cho biết hàng năm, vào lúc 16 giờ ngày 22-4 âm lịch, khắp các nẻo đường của khu vực phường Núi Sam chật kín người. Dân từ Hà Nội, TP.HCM, cho đến du khách nước ngoài đều đến để chứng kiến không khí sôi động và đầy sắc màu của lễ rước tượng. Chưa có lễ nào thu hút đông người xem như lễ rước tượng Bà, với trên chục ngàn người tham dự
Cứ vào ngày 22-4 âm lịch, có trên 30 đoàn lân sư rồng tề tựu, cờ lọng ngập tràn. Từng đoàn người kéo đến nhà bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ - nơi xuất phát của đoàn người làng Vĩnh Tế xưa, thực hiện các nghi thức rước tượng. Hàng trăm người được ban tổ chức phân công thủ vai ông Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, ông trưởng làng, các bô lão và quần chúng
Các tiết mục nhạc lễ và múa dâng sen bắt đầu. Tại đây, một đại diện của Ban quản trị lăng miếu núi Sam đọc văn khấn: “Nay chúng con hội tụ về đây xin thành tâm khấn bái: Trên có trời cao, dưới có các anh hùng liệt sĩ đồng chứng giám. Chúng con là các bô lão phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, xin chân thành khấn nguyện: Non nước thái bình, an cư lạc nghiệp...". Rồi tất cả hô to: “Khai thủy, đăng sơn, thỉnh Thánh mẫu hồi lai”. Nhạc lễ nổi lên vang vọng cả vùng, hàng chục đoàn lân sư rồng bắt đầu nhảy múa, đoàn người và kiệu rước Bà từ từ tiến lên đỉnh núi Sam
Khi lên đến bên bệ đá Bà ngự ngày xưa, đoàn biểu diễn phục hiện lại cảnh thỉnh tượng Bà xuống núi bằng hình thức sân khấu hóa. Ông trưởng làng Vĩnh Tế xưa quỳ khấn bên bệ đá và các trai làng lực lưỡng tề tựu, nhưng mãi không nhấc nổi tượng đá. Trưởng làng tiếp tục khấn và cho chín cô gái đồng trinh đến khênh thì tượng được di chuyển hết sức nhẹ nhàng. Tượng được đưa lên kiệu, rồi cả đoàn rước tượng cùng xuống núi
Mãi đến gần 20 giờ lễ rước tượng Bà mới kết thúc. Ông Tâm nói: “Qua lễ phục hiện rước tượng Bà, chúng tôi muốn hướng người xem đến một niềm tin không quá đà vào mê tín. Các nghi thức lễ được tiết giảm theo hướng hiện đại, nhưng vẫn đậm nét văn hóa dân gian. Ở đó người xem được hiểu thêm về sự tích vía Bà chúa xứ, biết và tri ơn những vị công thần như ông Thoại Ngọc Hầu và sự thủy chung son sắc
Nếu các hãng lữ hành biết khai thác, đưa khách đến đúng vào ngày 22-4, cho họ hòa mình vào không gian nô nức của lễ hội này, thì sức hút của chùa Bà còn lớn hơn con số hai triệu lượt khách mỗi năm” - ông Tâm kết luận
Kiến trúc
Ban đầu miếu Bà Chúa xứ được cất đơn sơ bằng tre lá. Năm 1870, ông Giáo Gia đề xướng xây cất lại thành ngôi miếu ngói và sau đó còn trùng tu nhiều lần. Đến năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng
Kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ
Tượng Bà Chúa Xứ
Các nhà chuyên môn cho biết tượng Bà Chúa Xứ được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ 7, bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại (ảnh). Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.

Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghĩ ngợi, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.

Nhà văn Sơn Nam chép: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy...[3]

Và ngoài các bàn thờ Hội Đồng, Tiền hiền, Hậu hiền; cạnh tượng Bà Chúa Xứ, phía bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, gọi là Bàn thờ Cô; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, gọi là Bàn thờ Cậu .

800pxMieuba2
Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu từ ngày 21.4 đến 27.4 â.l (năm nay nhằm các ngày từ 6.6 đến 12.6 dương lịch) núi Sam - Châu Đốc trở nên tưng bừng hơn bao giờ hết bởi lượng khách du lịch, khách hành hương đến từ mọi miền đất nước để tham quan và cúng viếng Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Núi Sam, ngọn tiền đồn của dãy Thất Sơn hùng vĩ, mang nhiều dấu ấn của thời khai hoang lập ấp. Ngọn núi mà hơn trăm năm trước đã được Thoại Ngọc Hầu, người có công khai phá miền Hậu Giang ca ngợi là tươi đẹp. “Từ ngày dọn cỏ dẹp gai trở đi, rành rành chân núi trắng phau, trại trại ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững”. Núi Sam không chỉ có lăng Thoại Ngọc Hầu, mà còn có miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Hang... Trong đó, lễ hội Bà Chúa Xứ luôn là tâm điểm thu hút đông đảo khách thập phương
Miếu Bà Chúa Xứ nằm dưới triền núi Sam, được lập vào năm 1820, có kiểu kiến trúc hình chữ “Quốc”. Lúc đầu, miếu được cất bằng tre, lá. Khoảng năm 1962, miếu được trùng tu và lợp ngói âm dương. Từ lâu, ngôi miếu này đã được nhân dân quanh vùng biết đến. Họ truyền tụng nhau về sự linh thiêng của Bà Chúa. Mỗi truyền thuyết là một câu chuyện kỳ bí, chính sự bí ẩn này đã tạo sức hút cho các nhà nghiên cứu đến đây tìm hiểu pho tượng Bà. Kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: Bên ngoài, tượng Bà khoác nhung y rực rỡ, gương mặt được tô vẽ, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ với nụ cười hiền từ, nhân hậu. Toàn bộ pho tượng cao 1,25m, được đúc liền với một thớt đá cùng loại
Với những đặc điểm trên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Pho tượng này được tạc không theo phong cách của người Việt. Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp cho rằng: Đây là loại tượng thần Visnu thường thấy ở ấn Độ, Mianma, Lào...; tượng tạc dáng người đàn ông ngồi nghỉ ngơi, vương giả. Cũng có ý kiến cho rằng, tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa vào miếu, điểm tô lại nước sơn trở thành đàn bà. Mặc dù có những nhận định khác nhau, nhưng hầu hết các ý kiến đều khẳng định đây là pho tượng đàn ông. Đến đây, có một vấn đề đặt ra là, tại sao tượng đàn ông mà người dân Nam Bộ lại sơn phết thành đàn bà? Có thể điều này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Hằng năm, trước lễ hội một tuần, khách thập phương đã đổ về thị xã Châu Đốc (An Giang). Trong những ngày vào hội, suốt đoạn đường dài 7km từ thị xã đến núi Sam, “ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Đây cũng là dịp để nam thanh nữ tú vui chơi, thi tài, giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau .

Don ba
Thế nhưng, các cuộc vui dù hấp dẫn đến mấy vẫn không giữ chân được số người ngưỡng mộ Bà chen nhau hướng về buổi lễ đầu tiên được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng ngày 24 tháng 4, gọi là lễ Mộc dục (lễ tắm Bà). Mở đầu, hai ngọn nến to ở trước tượng Bà được thắp sáng, ông Chánh bái trong bộ khăn đóng, áo dài bước đến chánh điện cùng với các bô lão trong làng niệm hương, dâng rượu, trà. Một nhóm gồm bốn hoặc năm phụ nữ được chọn lựa sẵn bước vào phía trong màn, chuẩn bị để tắm Bà. Họ lần lượt cởi mão, áo đai để lộ toàn thân pho tượng bằng đá. Một chậu nước thơm ngâm hoa lài (nhài), quế, có pha thêm nước hoa được đặt nơi chân. Những cô gái được phân công việc tắm Bà lần lượt nhúng từng chiếc khăn mới vào chậu nước thơm, vắt ráo rồi lau tượng nhiều lần. Sau đó, họ dùng nước hoa xịt khắp bức tượng rồi chọn bộ đồ mới đẹp nhất khoác lên bức tượng, thắt chặt đai, chít khăn, đội mão, gắn lại những ngọn đèn màu trang trí như cũ. Thường thường lễ tắm Bà kéo dài khoảng một giờ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách tự do chiêm bái, dâng hương, hoặc xin lộc Bà
Lễ thứ hai mới là “chánh lễ”, còn gọi là lễ Túc yết, tổ chức vào nửa đêm 25 rạng sáng 26. Trước khi vào lễ, một đoàn người gồm các bô lão trong làng quần áo chỉnh tề, tiến từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc. Dẫn đầu có đội múa lân, các học trò lễ tay cầm cờ phướn đi hầu phía trước và sau chiếc kiệu sơn son thiếp vàng gọi là Long Đình. Đến điện thờ, ông Chánh bái làm lễ niệm hương, rồi thỉnh sắc đưa lên kiệu trở về miếu Bà. Ba chiếc bài vị mang tên Thoại Ngọc Hầu và tên bà vợ chánh Châu Thị Tế, bà vợ thứ Trương Thị Miệt được đặt trên bàn thờ ở chính điện. Bài vị thứ tư mang tên Hội đồng, ghi công lao các quan quân đã theo Thoại Ngọc Hầu xưa kia, được đặt riêng ở bàn thờ phía trước. Lễ vật dâng cúng gồm có: một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối. Sau ba hồi chiêng, trống, nhạc lễ nổi lên, lễ dâng hương, dâng trà bắt đầu. Lễ Túc yết kết thúc bằng động tác của ông Chánh tế đốt bản văn tế cùng giấy vàng bạc
Tiếp theo lễ cúng Túc yết là lễ Xây chầu được tiến hành ở nhà võ ca. Sau phần cầu nguyện của ông Chánh bái, xin cho mưa thuận gió hòa, đất đai phì nhiêu, mùa màng bội thu, dân chúng khỏe mạnh, yên vui, các loài quỷ dữ bị tiêu diệt, lễ Xây chầu bắt đầu bằng ba hồi trống lệnh
Các nghi thức của lễ Chánh tế, lễ cuối cùng, được tổ chức vào tờ mờ sáng ngày 27, gần giống như nghi thức cúng Túc yết
Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ. Tín ngưỡng Bà Chúa Xứ đã thức tỉnh lương tri, lòng trắc ẩn của con người, giúp con người sống thiện hơn, tốt hơn. Đồng thời qua đó, tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở núi Sam còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ .

T10916
Hành hương Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - An Giang: Khách bị lừa đảo và giựt dọc . Mua ít phải trả nhiều
Đến khu vực chùa Bà, khách hành hương phải liên tục luồn lách, né tránh lực lượng cò để tìm đường đi. Vừa dừng trước một khách sạn, tôi bị một thanh niên nhảy bổ tới hỏi: “Có thuê heo quay cúng bà không anh, mấy chục ngàn hà. Một lần cúng nửa giờhoặc một giờ tùy giá cả”. Tôi chưa kịp hiểu gì thì cả chục cò khác trên tay ôm,đeo đủ thứ nhang, vàng mã... vây kín. Vừa thoát khỏi vòng vây, tôi bị lôi ngược lại vì một chị bán “lộc bà” nắm chặt tay tôi gí vào. Vừa từ chối được người này, tôi bị cô bé bán nhang bám sát. Khổ sở lắm, tôi mới tìm được đường rút lui vào khuôn viên chùa Bà lẩn trốn
Bà Phạm Thị Hai, ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang cùng người cháu gái bị chào mời mua chim phóng sinh ngay trước cổng. Người phụ nữ bán chim chào giá 5.000 đồng/chục (10 con chim). Thấy giá hời, bà Hai và cháu gái quyết định mua chim thả làm phước. Trong lúc hai bà cháu nhắm mắt, chấp tay khấn vái,người bán đã mở cửa lồng tung chim tứ tán. Cô gái chỉ kịp đưa tay thả được vài con chim yếu ớt thì lồng chim đã hết sạch. “Tổng số 50 con, giá 5.000 đồng/con, thành tiền 250.000 đồng” - người phụ nữ bán chim “hét”. Bà Hai và cháu gái sửng sốt vì giá cao hơn lúc thỏa thuận ban đầu rồi đôi bên cự cãi. Cả tốp cò hơn chục người liền vây kín hai người khách, còn người phụ nữ bán chim lớn tiếng với những lời thô tục. Cuối cùng, bà Hai phải cắn răng móc tiền trả đủ số họ đưa ra mới được yên
Quá mệt mỏi với cảnh bát nháo dưới đường, tôi và người bạn men theo lăng Thoại Ngọc Hầu lên núi. Vừa đi được mấy bậc thang, cô bé bán nhang lại bám sát đuôi mời mọc. Cô còn xởi lởi: “Chú có xin sâm, coi bói không, mua giùm con bó nhang đi, con chỉ cho”. Tôi và anh bạn đi cùng gật đầu, cô bé dẫn chúng tôi đến một căn nhà lợp tôn u tối nằm bên hông lăng. Cô bé vừa đi vừa quảng cáo: “Đây là thầy Kiệt, bà năm Cùi”. Vừa tới nhà, cô bé gọi: “Bà Năm ơi có khách coi bói”. Một người phụ nữ hơn 50 tuổi bước ra mời chúng tôi vào nhà. Trong nhà đã có sẵn cặp vợ chồng đang được “thầy” bói bài. Người thanh niên khoảng gần 30 tuổi, mặc chiếc áo đạo màu xám như tu sĩ ngồi giải thích từng con bài. Với giọng nhỏ nhẹ đều đều, “thầy” phán: “Gia chủ còn gặp hạn lớn. Còn có một cái vong (ý nói hồn ma) theo phá. Muốn làm ăn thì “thầy” giúp đỡ, chứ không thì khó lắm”. Đôi vợ chồng tái mặt, vợ nhìn chồng dò hỏi, trong họ mình có ai chết oan ức hay không? Rồi người vợ hỏi tiếp: “Vong này chết khoảng mấy năm rồi thầy?”. “Thầy” đáp: “Vong này là người trong thân tộc, chết khoảng 10 năm”. Cả hai vợ chồng im lặng một lúc rồi lắc đầu, không biết và xin về. “Thầy” nhắc nhở: “Xem không lấy tiền, tùy lòng hảo tâm quý vị cúng tổ bao nhiêu thì cúng”. Người chồng bỏ vào chiếc chuông 10.000 đồng, “thầy” nhanh mắt nhìn và nhắc “mỗi quẻ 20.000 đồng”. Người chồng phải bỏ thêm 10.000 đồng rồi biến mất
Còn người bạn tôi được một “thầy” khác tận tình chỉ dẫn,đang làm thủ tục lắc lon xin sâm. Lắc mãi mà chẳng có cây sâm nào rớt ra, “thầy” bảo: “Anh rút đại một cây đi cho lẹ, lắc hoài chừng nào rớt?”. Bạn tôi rút cây sâm số 39, “thầy” kêu đưa “thầy” giải giúp. Vẫn giọng nhỏ nhẹ, “thầy” bảo đây là sâm thượng thượng, tốt lắm, làm ăn may mắn. Nhưng “thầy” cũng không quên phán thêm: “Nhưng cậu cũng gặp hạn tam tai. Muốn làm ăn thuận lợi phải tìm thầy cúng giải hạn. Tôi biết một thầy rất giỏi việc cúng giải hạn. Cậu sang am kế bên hỏi thầy Nhân hay thầy Thạnh, các thầy sẽ hướng dẫn cách cúng, nhưng đừng nói là tôi giới thiệu. Tôi không biết mấy thầy đó, chỉ nghe tiếng thầy giỏi thôi”. Trước khi đi, “thầy” cũng nhắc nhở tiền quẻ sâm 20.000 đồng
Dọc theo các con đường lên núi, chúng tôi được rất nhiều cò mồi bán nhang, sách số, tử vi quảng cáo và dẫn đường đến gặp các thầy coi bói, làm phép, làm bùa. Nhiều tên tuổi được nhắc đến như Phật sống: Năm Ngoan, bà Năm Bốc, bà Năm Pháo Binh, bà Năm Hòa Bình
Một cặp vợ chồng mới cưới quê ở tận Cần Thơ đi viếng chùa Bà. Người chồng bị một phụ nữ níu kéo gí một túi lộc bà (giống như bao lì xì màu đỏ, bên trong chỉ có 1 đô la âm phủ và thỏi vàng bằng nhựa) vào tay. Anh vừa cầm lấy đã bị người bán đòi tiền với giá 50.000 đồng. Chê giá cao, cặp vợ chồng này liền bị sừng sộ. Để yên thân, người chồng bấm bụng móc tiền ra trả. Đang loay hoay tìm tờ giấy bạc 50.000 đồng, người chồng bị một thanh niên đứng kế bên giựt phăng cái bóp chạy biến vào chân núi. Trước đó, trong những ngày đầu năm mới, một đoàn cứu trợ đến phát gạo từ thiện cho người nghèo tại cổng chùa Bà, có người bị giựt mất điện thoại .



[trang chủ|Phật giáo|tin mới|Chat|plog|di động|3G Media|Wapmaster]
Copyright © 2008 by giaitri24h.wapgem.com All rights reverved to Phu Thanh , Tam Nong Dong Thap . Pro
Insane